Đầu tư cho sức khỏe là khoản đầu tư khôn ngoan nhất

Top 3 lý do Tảo xoắn Spirulina được mệnh danh là siêu thực phẩm tương lai

30/10/2023 22:48 GMT+7

TOP 3 LÝ DO TẢO XOẮN SPIRULINA ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ SIÊU THỰC PHẨM CỦA TƯƠNG LAI

Tảo xoắn tươi (Spirulina) là một trong những xu hướng hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Từ thế kỉ XVI vi tảo này đã được con người sử dụng và tiêu thụ tại các chợ Tenochtitlan (nay là thành phố Mexico). Ngày nay chúng được kết hợp vào nhiều công thức thực phẩm dinh dưỡng, đồng thời các hợp chất có nguồn gốc từ chúng cũng được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới.

Bài viết này sẽ tiết lộ vì sao Tảo xoắn Spirulina được xem là “siêu thực phẩm” cũng như các ứng dụng hiện tại và tiềm năng sử dụng làm thành phần trong quá trình phát triển các loại thực phẩm/thực phẩm chức năng mới.

1. Giới thiệu về tảo xoắn Spirulina

Tảo xoắn Spirulina hay còn gọi là vi khuẩn lam có dạng hình xoắn lò xo với 5 – 7 vòng xoắn đều nhau, không phân nhánh. Spirulina là tên thương mại của hai loài vi khuẩn: Arthrospira platensis và Arthrospira maxima. Đây là loại vi tảo được nuôi trồng nhiều nhất trên thế giới với hơn 30% sản lượng sinh khối tảo trên thế giới [1]. Chúng được biết đến là thực phẩm có hàm lượng protein cao khoảng 55 – 70% tính theo trọng lượng khô [2] và là nguồn nguyên liệu để trích xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao như carotenoid, chất diệp lục và phycobiliprotein, đều là những chất có tiềm năng ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Loại vi tảo này đã được sử dụng từ thế kỉ XVI. Đến năm 1967, Tảo xoắn Spirulina được Hiệp hội Vi sinh Ứng dụng Quốc tế (International Association of Applied Microbiology) công nhận là nguồn thực phẩm cho tương lai [1]. Hiện nay, chúng đang được kết hợp vào rất nhiều công thức thực phẩm, do đó dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có chứa Tảo xoắn Spirulina trên thị trường, với mục đích chủ yếu cung cấp dưỡng chất và tạo màu cho thực phẩm. Hầu hết, sinh khối của tảo được sản xuất và tiêu thụ như một chất bổ sung dinh dưỡng và được quảng bá là “siêu thực phẩm”, được bán chủ yếu ở dạng tảo tươi, viên nén hay bột khô [3]. 

Tảo xoắn Spirulina đã được chứng nhận Generally Recognised as Safe (GRAS) là thực phẩm an toàn bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ, đồng thời được thương mại hóa ở Liên minh Châu (EU) mà không cần phải tuân thủ Quy định (EU) 2015/2283 về thực phẩm mới [4]. Tất cả những điều này là do thành phần và lợi ích về mặt sức khỏe mà Tảo xoắn Spirulina/hoặc các hợp chất có nguồn gốc từ chúng mang lại.

Vậy cụ thể Tảo xoắn Spirulina có gì và yếu tố nào khiến chúng trở nên có giá trị như vậy? Hãy cùng Tảo xoắn MTE Spirulina tìm hiểu thêm nhé!.

2. Điều gì làm cho Tảo xoắn Spirulina trở thành “siêu thực phẩm” ?

Phân tích hóa học của Tảo xoắn Spirulina chỉ ra rằng nó là một nguồn tuyệt vời của một số chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng. Hàm lượng dồi dào của protein, acid amin thiết yếu, acid béo, sắc tố, khoáng chất và vitamin cung cấp cho vi tảo một số đặc tính có lợi cho sức khỏe. Thành phần chung của tảo có thể được tóm tắt như sau (theo % khối lượng khô): Protein (55 – 70%), carbohydrate (15 – 20%), lipid (5 – 7%), chất khoáng (2,2 – 4,8%) [2].

A. Nhóm thành phần cao phân tử

Tảo xoắn Spirulina chứa cả ba nhóm đa chất gồm protein, carbohydrate, lipid, chúng đóng vai trò quan trọng liên quan đến các chức năng tổng hợp sinh học, phân chia tế bào và là nguồn dự trữ năng lượng nội bào (năng lượng bên trong tế bào) [5].

Trong một thử nghiệm vào năm 2016, một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu so sánh trên 11 loài vi tảo khác nhau và vi tảo xoắn. Tác giả đã báo cáo rằng Tảo xoắn Spirulina có hàm lượng protein và carbohydrate cao hơn (43,1% và 21,8 %) và lượng lipid thấp hơn (11,7 %) so với các loại tảo khác [6].
Protein 

Hàm lượng protein là yếu tố làm cho tảo xoắn trở thành loại vi tảo nổi tiếng nhất, thậm chí có thể lên đến 70% khi được sản xuất trong điều kiện tối ưu [2], cao hơn hẳn so với các loại thực vật và động vật khác, cao gấp 3 lần thịt đỏ, 5 lần trứng và 14 lần ngũ cốc và đậu nành. Hơn hết Tảo xoắn Spirulina rất giàu acid amin (19 loại), đặc biệt có đủ 9 loại acid amin thiết yếu (Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan, Valine) do đó chúng có thể được xem là một nguồn protein thay thế thịt, trứng, sữa và tốt hơn các protein thực vật như là các loại đậu. 

Protein có nguồn gốc từ Tảo xoắn Spirulina có giá trị trong ngành công nghiệp thực phẩm không chỉ vì chất lượng dinh dưỡng cao mà còn vì các đặc tính công nghệ của chúng. Khả năng hòa tan protein cao giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, dẫn đến đạt hiệu quả nhanh chóng hơn [2]. Chính những ưu điểm trên đã làm cho protein có trong Tảo xoắn Spirulina được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng mang lại cho con người.

Carbohydrate

Spirulina chứa 15-20% carbohydrate, với thành phần chính là một polysaccharide phân nhánh, có cấu trúc tương tự như glycogen (một hợp chất được lưu trữ trong cơ bắp, gan và được chuyển hóa thành glucose sử dụng như một nguồn năng lượng tức thời để cung cấp cho não và các chức năng khác trong cơ thể).

Polysaccharide trong Tảo xoắn Spirulina là các hợp chất có hoạt tính sinh học có đặc tính kích thích miễn dịch, tăng cường trao đổi chất, kháng virus và chống khối u [7].

Lipid

Hàm lượng lipid có trong Tảo xoắn Spirulina chiếm khoảng 5 – 7% bao gồm cả acid béo và cholesterol. Trong đó các acid béo không bão hòa có ảnh hưởng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Hàng ngày một người trưởng thành cần sử dụng 25 – 40% năng lượng cung cấp từ chất béo cho các hoạt động sống.

Spirulina được coi là nguồn cung cấp gamma linolenic acid (GLA) rất tốt, chỉ sau sữa mẹ và một số loại dầu thực vật. GLA là một acid béo (omega-6) thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, chúng được sử dụng trong một số ứng dụng y tế như trong điều trị viêm da, tiểu đường, xơ vữa động mạch, trầm cảm sau sinh,…, ngoài ra nó cũng chứa một lượng khá lớn oleic acid (omega-9) và palmitic acid, đều là các hợp chất hỗ trợ cho hệ tim mạch và có lợi đối với sức khỏe làn da.

B. Nhóm sắc tố thực vật

Thực phẩm có màu chủ yếu bởi bốn nhóm sắc tố chính: chất diệp lục, carotenoid, anthocyanin và betanin. Chúng tạo ra màu xanh lá cây, vàng/cam/đỏ, đỏ/ xanh lam và đỏ của thực phẩm. Các nhà chế biến và các nhà khoa học thực phẩm đang nỗ lực để tìm ra chất màu/chất tạo màu mới có nguồn gốc từ tự nhiên để đưa ra thị trường. Các chất màu thực phẩm tự nhiên đang được tích cực nghiên cứu không chỉ tạo màu sắc cho thực phẩm mà còn vì các đặc tính tăng cường sức khỏe của chúng.

Việc kết hợp các chất màu tự nhiên vào công thức thực phẩm sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm và có khả năng tăng cường sức khỏe đồng thời tạo ra sự khác biệt so với các phẩm màu tổng hợp.

Tảo xoắn Spirulina và thực vật bậc cao, nghiên cứu cho thấy có chứa nhiều carotenoid (β-carotene và xanthophylls, astaxanthin, zeaxanthin, canthaxanthin và lutein). β-Carotene là carotenoid có nhiều nhất trong tảo, chúng được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của chức năng thị giác và phôi thai. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh tiêu thụ một lượng lớn chất hóa học thực vật như carotene trong điều trị một số bệnh mãn tính. Đây là những phân tử có giá trị thương mại cao để sử dụng trong y tế, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm.

Chất diệp lục là một hợp chất màu xanh có lợi cho sức khỏe được sử dụng trong dược phẩm và làm chất tạo màu trong thực phẩm. Gần đây nhiều báo cáo cho thấy khả năng chống oxy hóa, chống đột biến, kháng viêm, kháng virus cũng như tiềm năng làm thuốc chữa viêm giác mạc của nó [8].

C. Nhóm khoáng chất 

Tảo xoắn Spirulina còn được đánh giá cao bởi sự có mặt của nhiều nguyên tố khoáng thiết yếu như: sắt, canxi, kali, magie, kẽm, mangan,.., Đây là các khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa DNA, kiểm soát cách thức hoạt động của hệ thần kinh và tổng hợp các acid béo.

Tảo xoắn Spirulina được coi là thực phẩm giàu sắt (61,5%) và canxi (68,8%), với hàm lượng sắt cao gấp 22 lần thịt đỏ, và gấp khoảng 10 lần so với gan động vật. Sự hấp thụ sắt của Tảo xoắn Spirulina nhiều hơn 60% so với sunphat sắt (có trong chất bổ sung sắt) [9]. Hàm lượng cao của một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất (sắt, canxi) và protein trong tảo đã làm cho nó trở thành bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời, thích hợp cho cả người ăn chay.

Tùy thuộc vào điều kiện nuôi cấy mà tảo xoắn sẽ có hàm lượng khoáng chất khác nhau, điều này làm cho tảo có thể trở thành một nguồn protein, nguồn vitamin và / hoặc nguồn khoáng chất có giá trị. Các điều kiện nuôi cấy rất quan trọng, không những thúc đẩy độ dẻo của sinh khối tảo hoặc hàm lượng của các phân tử có giá trị nêu trên, mà còn để ngăn chặn các sinh vật gây hại.

3. MTE SPIRULINA - Thương hiệu Tảo xoắn Spirulina hàng đầu Việt Nam

Tự hào là thương hiệu đầu tiên trên thị trường cung cấp Tảo xoắn Spirulina tươi 100%, không chất bảo quản, không chất tạo mùi, chúng tôi sở hữu công nghệ nuôi trồng Tảo xoắn Spirulina quy mô lớn, chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.  

Toàn bộ Tảo xoắn Spirulina tại công ty đều được nuôi trồng trong điều kiện dinh dưỡng tối ưu, vì thế, các sản phẩm Tảo xoắn Spirulina luôn đạt hàm lượng protein lên đến 71%, đặc biệt chứa đầy đủ 19 loại acid amin, 68,8% canxi cùng nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. 

Với sứ mệnh: “Mang lại trải nghiệm sức khỏe toàn diện cho mọi người, mọi nhà, góp phần xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho xã hội.”, Công ty PHATA chúng tôi cam kết luôn đem đến cho khách hàng sản phẩm tự nhiên, an toàn và lành tính nhất.

“Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguôn từ sức khỏe bên trong”

Trích Robert Urich

Quý khách quan tâm đến sản phẩm Tảo xoắn MTE Spirulina, xin liên hệ hotline CSKH: 0708006001 để được tư vấn.

5. Tài liệu tham khảo

[1] Costa, J. A. V., Freitas, B. C. B., Rosa, G. M., Moraes, L., Morais, M. G., & Mitchell, B. G. (2019). Operational and economic aspects of Spirulina-based biorefinery. Bioresource technology, 292, 121946.
[2] Hoseini, S. M., Khosravi-Darani, K., & Mozafari, M. R. (2013). Nutritional and medical applications of spirulina microalgae. Mini reviews in medicinal chemistry, 13(8), 1231-1237.
[3] Lafarga, T., Mayre, E., Echeverria, G., Viñas, I., Villaró, S., Acién-Fernández, F. G., … & Aguiló-Aguayo, I. (2019). Potential of the microalgae Nannochloropsis and Tetraselmis for being used as innovative ingredients in baked goods. LWT, 115, 108439.
[4] Regulation, E. U. (2015). 2283 of the European Parliament and of the Council of 25 November 2015 on novel foods, amending Regulation (EU) No 1169/2011 of the European Parliament and of the Council and repealing Regulation (EC) No 258/97 of the European Parliament and of the Council and Commission Regulation (EC) No 1852/2001. EU: Brussels, Belgium.
[5] Dean, A. P., Estrada, B., Nicholson, J. M., & Sigee, D. C. (2008). Molecular response of Anabaena flos‐aquae to differing concentrations of phosphorus: A combined Fourier transform infrared and X‐ray microanalytical study. Phycological research, 56(3), 193-201.
[6] Finkel, Z. V., Follows, M. J., Liefer, J. D., Brown, C. M., Benner, I., & Irwin, A. J. (2016). Phylogenetic diversity in the macromolecular composition of microalgae. PLoS One, 11(5), e0155977.
[7] Parages, M. L., Rico, R. M., Abdala-Díaz, R. T., Chabrillón, M., Sotiroudis, T. G., & Jiménez, C. (2012). Acidic polysaccharides of Arthrospira (Spirulina) platensis induce the synthesis of TNF-α in RAW macrophages. Journal of applied phycology, 24(6), 1537-1546.
[8] Zepka, L. Q., Jacob-Lopes, E., & Roca, M. (2019). Catabolism and bioactive properties of chlorophylls. Current Opinion in Food Science, 26, 94-100. 
[9] Falquet, J., & Hurni, J. P. (1997). The nutritional aspects of Spirulina. Antenna Foundation. Available online at: https://www. antenna. ch/wp-content/uploads/2017/03/AspectNut_UK. pdf (Accessed July 25, 2017).
[10] Beheshtipour, H., Mortazavian, A. M., Haratian, P., & Darani, K. K. (2012). Effects of Chlorella vulgaris and Arthrospira platensis addition on viability of probiotic bacteria in yogurt and its biochemical properties. European Food Research and Technology, 235(4), 719-728.
[11] Çelekli, A., Alslibi, Z. A., & Üseyin Bozkurt, H. (2019). Influence of incorporated Spirulina platensis on the growth of microflora and physicochemical properties of ayran as a functional food. Algal Research, 44, 101710.

Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu tư vấn

Đăng ký đại lý

Yêu cầu tư vấn mở đại lý