Đầu tư cho sức khỏe là khoản đầu tư khôn ngoan nhất

Thiếu máu do thiếu sắt? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

12/12/2023 09:22 GMT+7

1. Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (hemoglobin-Hb) và số lượng hồng cầu trong máu. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi không có đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người thiếu máu rất cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em, trong đó thiếu máu do sắt chiếm đa số. Thiếu máu có thể dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng bao gồm dễ sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng, hệ miễn dịch của trẻ kém, dễ thấp còi và chậm lớn [1].

2. Tại sao lại xảy ra thiếu máu?

Tình trạng thiếu máu xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau [2], nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu do thiếu sắt là mất máu và giảm hấp thu sắt từ thức ăn.

  1. Mất máu: do chảy máu (bệnh xuất huyết tiêu hóa, trĩ, kinh nguyệt kéo dài, mang thai nhiều lần, tai nạn,..,).
  2. Giảm hấp thu sắt: Sắt được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi đường tiêu hóa hoạt động không bình thường (vd: mắc bệnh viêm dạ dày, rối loạn tự miễn dịch, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày,..,) dẫn đến không hấp thu đầy đủ sắt và thiếu máu do thiếu sắt.
  3. Nguyên nhân khác: Thiếu thực phẩm có chứa sắt ở các nước đang phát triển. 

Tùy vào mức độ thiếu máu, bệnh nhân sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp như truyền máu, bổ sung sắt nguyên tố theo đường uống. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp người bệnh mau phục hồi, tăng cường sức khỏe. 

3. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Tùy mức độ thiếu máu, người bệnh có thể tự nhận biết cơ thể bị thiếu máu bằng những triệu chứng sau: 

  • Xanh xao, da niêm nhợt, tim đập nhanh, mệt mỏi, kém hoạt động, phụ nữ có lượng kinh nguyệt ít hơn bình thường.
  • Trẻ em thì có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn.
  • Không lên cân hoặc sụt cân, mất gai lưỡi, môi khô, móng mềm, nhăn, biến dạng…

Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Đồng thời, thiếu máu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Trẻ em khi bị thiếu máu thường có kết quả học tập thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi được điều trị thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng.

4. Tảo xoắn Spirulina - Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Tảo xoắn Spirulina có nguồn sắt và acid folic cao gấp 100 lần so với yêu cầu của RDA (Recommended dietary allowance – nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị). Chính vì thế, Tảo xoắn Spirulina thường được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày dành cho những bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt hoặc những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, phụ nữ mang thai,... 

Ngoài ra, Tảo xoắn Spirulina còn chứa đa dạng dinh dưỡng khác nhau như: 60% - 70% protein, 6% - 8% lipid. 7 - 13% khoáng chất,... cùng nhiều hoạt chất dinh dưỡng khác, giúp hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật liên quan đến huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,... 

Với hàm lượng sắt lớn và nguồn dinh dưỡng đa dạng, Tảo xoắn Spirulina chính là giải pháp dinh dưỡng tuyệt vời từ tự nhiên, cực kỳ lành tính và an toàn đối với sức khỏe. Nếu bạn đang quan tâm, muốn sử dụng Tảo xoắn Spirulina để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.  

Nguồn tham khảo: 

[1]https://bthh.org.vn/74/thieu-mau-236.html

[2]http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc—su-kien-noi-bat/che-do-dinh-duong-cho-benh-thieu-mau-thieu-sat.html

Thông tin liên hệ: 

Hotline: 0708006001  

Fanpage: https://www.facebook.com/taoxoanmtespirulina/ 

Website: https://mtespirulina.vn/

Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu tư vấn

Đăng ký đại lý

Yêu cầu tư vấn mở đại lý