Tin tức
Công dụng của Tảo xoắn MTE Spirulina đối với sức khỏe
(Tảo xoắn MTE Spirulina) Tảo xoắn Spirulina hay còn được gọi vi khuẩn lam, là loại tảo có màu xanh lam, đa bào, dạng sợi hình xoắn ốc và là sinh vật nhân sơ. Nó chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein, acid amin, vitamin, khoáng chất và acid béo cần thiết. Tảo xoắn Spirulina còn được biết đến là có tỷ lệ phần trăm tổng chất béo & cholesterol thấp hơn đáng kể so với các loại tảo khác. Ngoài ra, nó còn có hàm lượng cao các hợp chất có hoạt tính sinh học như sắc tố phycocyanin, phenol, polysaccharide, tất cả đều tham gia vào một số hoạt động sinh học như tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, đường huyết,… Do đó tảo xoắn được coi là một loại “thuốc tự nhiên” và hiện được sử dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng và chất bổ sung dinh dưỡng trên toàn thế giới.
Công dụng tảo xoắn
1.Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng
Tảo xoắn có giá trị cao, bởi nó có hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, chủ yếu là protein (chiếm đến 65 – 70% tính theo trọng lượng khô) và beta carotene chiếm hàm lượng đặc biệt lớn, cùng với acid béo, khoáng chất (kali, kẽm…) và chất dinh dưỡng khác. FDA đã chỉ định chúng là thực phẩm lý tưởng cho nhân loại và là “siêu thực phẩm”. Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên hợp quốc đã gọi tảo xoắn là “sản phẩm protein dễ tiêu hóa” và cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã sử dụng nó như một chất bổ sung trong chế độ ăn của các phi hành gia. Vì điều này, tảo xoắn xứng đáng với danh hiệu “ thực phẩm của tương lai” hơn bất kì loại thực phẩm nào khác trên Trái đất [1].
Tảo xoắn được khuyến nghị sử dụng với liều lượng 1 – 3g/ngày (đối với tảo bột), tuy nhiên trong một số nghiên cứu, việc sử dụng tảo xoắn tươi lên đến 10g cũng không gây vấn đề gì cho sức khỏe.
Tảo xoắn Lavigen chứa đến 71% protein, cao gấp 5 lần trứng, gấp 14 lần ngũ cốc và đậu nành. Đây còn là nguồn cung cấp sắt rất tốt với hàm lượng sắt cao gấp 22 lần thịt đỏ. Ngoài ra tảo Lavigen chứa đến 19 loại acid amin, đảm bảo cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần.
Xem thêm:3 lý do Tảo xoắn Spirulina là “siêu thực phẩm”
2.Tảo xoắn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Tiểu đường là một trong những căn bệnh chuyển hóa vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tảo xoắn có chức năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở cả động vật thí nghiệm và con người. Các tác giả đã tìm ra rằng phycocyanin, acid béo, là các hợp chất sinh học mang lại cho tảo tác dụng chống oxy hóa cũng như khả năng làm giảm lượng cholesterol và hàm lượng đường trong máu một cách hiệu qủa.
Trong một nghiên cứu lâm sàng trên người với 15 bệnh nhân bị tiểu đường, kết quả cho thấy đường huyết lúc đói của bệnh nhân sau 21 ngày bổ sung 2 g tảo/ngày có sự thuyên giảm mạnh. Ở một nghiên cứu mù đôi so với giả dược khác, người ta đã phát hiện ra rằng chế độ ăn bổ sung 2,8 g tảo với liều dùng 3 lần/ngày trong 4 tuần đã làm giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân bị béo phì.
Xem thêm: Tảo xoắn tươi – Thực phẩm ngăn ngừa tiểu đường type 2
3.Tảo xoắn giúp chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ
Quá trình oxy hóa bởi các oxy phản ứng (ROS) làm hư hại các phân tử sinh học như tế bào và ADN dẫn đến các bệnh mạn tính khác nhau như tiểu đường, xơ vữa động mạch, đặc biệt là ung thư.
Đã có vô số nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy rằng sử dụng tảo xoắn làm giảm stress oxy hóa, điều này được cho là cho trong tảo chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa như phycocyanin, beta carotene, vitamin E, C. Chúng có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do, qua đó giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình oxy hóa mang lại. Ngoài tác dụng chống oxy hóa, các hợp chất trên cũng được biết đến là thành phần có khả năng kháng viêm mạnh mẽ.
4.Tảo xoắn làm giảm lượng mỡ xấu Triglyceride, LDL, VLDL
Triglyceride, LDL và VLDL được biết đến với tên gọi “mỡ xấu”. Mức độ của chúng trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tim mạch. Kết quả của một số thử nghiệm lâm sàng đã tiết lộ rằng, tảo xoắn có tác dụng làm giảm mỡ xấu nhờ vào khả năng làm tăng hoạt động của các enzyme phân giải chất béo.
Ở một nghiên cứu trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim, tác giả đã cho 2 nhóm bệnh nhân tiêu thụ một lượng tảo khác nhau trong vòng 3 tháng [2]. Kết quả cho thấy các chỉ số thành phần mỡ xấu đã giảm đi, đồng thời chỉ số mỡ tốt (HDL) cũng có sự cải thiện tích cực, cụ thể như sau:
5.Tảo xoắn chống thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần nguyên tố sắt để tạo ra huyết sắc tố (hemoglobin). Tình trạng thiếu máu dạng này thường xảy ra ở trẻ em, người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Các tác giả của các nghiên cứu y khoa nổi tiếng cũng đặc biệt khuyến nghị rằng, tảo xoắn có khả năng phòng chống thiếu máu và đây là một nguồn cung cấp sắt rất tốt thay thế cho sắt nguyên tố.
Trong một nghiên cứu không ngẫu nhiên có đối chứng bởi Kauser (2001) ở một nhóm trẻ em có tiền sử thiếu máu cho biết, bổ sung 1g tảo xoắn trong 5 tuần cho thấy tăng đáng kể nồng độ hemoglobin và có sự cải thiện về trí tuệ (IQ) [3].
6.Tảo xoắn bảo vệ tế bào khỏi quá trình peroxy hóa lipid
Peroxy hóa lipid là quá trình lipid màng tế bào bị quá trình oxy hóa làm hư hại, dẫn đến một số bệnh mạn tính nghiêm trọng. Trong một thử nghiệm trên thỏ trắng có nồng độ cholesterol cao, tác giả nghiên cứu này cho biết bổ sung tảo xoắn đã làm giảm đáng kể mức độ peroxy hóa lipid. Các dấu hiệu stress hóa như glutathione, glutathione peroxidase, glutathione reductase… đã cải thiện đáng kể trong gan và trong tế bào hồng cầu của thỏ được cho ăn tảo [4], ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy có sự tăng cao hoạt động của enzyme chống oxy hóa.
Phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung tảo xoắn vào chế độ ăn uống có thể có hữu ích để bảo vệ tế bào khỏi quá trình peroxy hóa lipid.
7.Tảo xoắn cải thiện khả năng phục hồi tổn thương cơ
Tập thể dục gây tổn thương cơ cấp tính có thể gia tăng sản xuất ROS, dẫn đến tình trạng mỏi và tổn thương cơ [5]. Việc tiêu thụ chất chống oxy hóa được chứng minh là có hiệu quả trong việc ức chế tổn thương cơ và làm chậm cơn đau nhức cơ khởi phát.
Là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao, tảo xoắn Spirulina là thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cùng với chế độ ăn uống do khả năng hỗ trợ giảm thiểu đau cơ và tăng tốc quá trình phục hồi mô cơ sau tập luyện.
8.Tảo xoắn làm giảm huyết áp
Huyết áp cao được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi các dấu hiện rất khó nhận biết nhưng gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… thậm chí là tử vong.
Một phân tích tổng hợp trên 5 nghiên cứu ngẫu nhiên với 230 đối tượng, sử dụng từ 1 – 8g tảo /ngày dao động từ 2 – 12 tuần. Phân tích này chỉ ra việc sử dụng tảo xoắn làm giảm các chỉ số huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp [6].
9.Tảo xoắn cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm đường thở do quá mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng. Tảo xoắn có tác dụng làm giảm chứng viêm mũi bằng hoạt động chống viêm và chống oxy hóa.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi, tiêu thụ 2g tảo xoắn mỗi ngày trong 12 tuần cho biết đã cải thiện đáng kể các triệu chứng dị ứng so với giả dược, bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và ngứa.
10.Đặc tính ngăn ngừa ung thư của tảo xoắn
Một số bằng chứng đã chứng minh hiệu qủa chống ung thư của tảo xoắn. Sở dĩ tảo xoắn có đặc tính này là vì nó có khả năng tăng cường kích thích sản xuất kháng thể và cytokine, cũng như kích hoạt tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên), từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của con người và đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của khối u.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrition and Dietary Supplements cho biết rằng ở nồng độ 50µM trong tối đa 48 giờ, C-phycocyanin và Beta carotene có tác dụng chống ung thư trên dòng tế bào bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (K562) ở người và làm giảm 49% tốc độ phát triển cuả nó. Kết quả này có liên quan đến sự hiện diện của chất chống oxy hóa với hàm lượng Beta carotene và enzyme superoxide có trong tảo. Ngoài ra tảo xoắn còn có hiệu quả đối với các dòng tế bào ung thư khác, bạn đọc có thể xem tại bài viết Hoạt tính chống lại các dòng tế bào ung thư của tảo xoắn tươi nhé.
11.Tại sao nên chọn Tảo xoắn MTE Spirulina?
Tảo xoắn MTE Spirulina được nghiên cứu hơn 20 năm bởi Viên Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ cao về Y học và Môi trường với mong muốn đem lại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người Việt. Sau đó chuyển giao công nghệ này cho Công ty TNHH SX -TM – DV Abiogenesis. Hiện nay PhaTa là Nhà phân phối độc quyền về sản phẩm Tảo xoắn Lavigen.
Tài liệu tham khảo:
[1] AlFadhly, N. K., Alhelfi, N., Altemimi, A. B., Verma, D. K., Cacciola, F., & Narayanankutty, A. (2022). Trends and Technological Advancements in the Possible Food Applications of Spirulina and Their Health Benefits: A Review. Molecules, 27(17), 5584.
[2] Deng, R., & Chow, T. J. (2010). Hypolipidemic, antioxidant, and antiinflammatory activities of microalgae Spirulina. Cardiovascular therapeutics, 28(4), e33-e45.
[3] Kauser, F., & Parveen, S. (2001). Effect of spirulina as a nutritional supplement on malnourished children. Indian J Nutr Diet, 38, 269-272.
[4] Kim, M. Y., Cheong, S. H., Lee, J. H., Kim, M. J., Sok, D. E., & Kim, M. R. (2010). Spirulina improves antioxidant status by reducing oxidative stress in rabbits fed a high-cholesterol diet. Journal of Medicinal Food, 13(2), 420-426.
[5]Teimouri, M., Yeganeh, S., & Amirkolaie, A. K. (2016). The effects of Spirulina platensis meal on proximate composition, fatty acid profile and lipid peroxidation of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) muscle. Aquaculture nutrition, 22(3), 559-566.
[6] Machowiec, P., Ręka, G., Maksymowicz, M., Piecewicz-Szczęsna, H., & Smoleń, A. (2021). Effect of Spirulina Supplementation on Systolic and Diastolic Blood Pressure: Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Nutrients, 13(9), 3054.