Tin tức
Chăm sóc da với Tảo xoắn Spirulina - Xu hướng xanh cho ngành làm đẹp
Chiết xuất từ thực vật từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da. Trong vài thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu đang chuyển sự quan tâm của họ sang các loài vi tảo, đặc biệt là tảo xoắn do hàm lượng phytochemical (hóa chất thực vật) quý giá và góp phần vào chuỗi sản xuất các sản phẩm “xanh” hơn, bền vững hơn.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả ngắn gọn về các ứng dụng mỹ phẩm của tảo xoắn, chủ yếu tập trung vào công dụng cải thiện làn da tiềm năng của nó. Bài viết này được Lavigen tóm tắt và trích dẫn từ các bài báo/ trang web uy tín nhằm đem những thông tin chính xác, đáng tin cậy đến quý độc giả và khách hàng đang có nhu cầu sử dụng tảo xoắn.
Lợi ích của tảo xoắn đối với các công thức chăm sóc da
Cho đến nay, không có nhiều các nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu và chứng minh tác dụng của tảo xoắn đối với da. Dưới đây là dẫn chứng tóm tắt một vài nghiên cứu đã được công nhận về hiệu quả của tảo xoắn đối với làn da.
1. Dưỡng ẩm (Moisturizing)
Da khô do thiếu ẩm là một trong những tổn thương da thường gặp nhất nếu như không biết cách chăm sóc đúng cách. Tình trạng da khô kéo dài có thể khiến da bị tổn thương nặng nề và khó phục hồi như ban đầu. Uống nhiều nước, bổ sung độ ẩm từ thực phẩm hay tăng cường các hoạt chất giữ nước cho da…, là các giải pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để cải thiện tình trạng này.
Dưỡng da khô với sản phẩm tảo xoắn tươi
Biểu hiện thường gặp của làn da khô / da thiếu ẩm
Tảo xoắn được thúc đẩy sử dụng như một thành phần tích cực cho các sản phẩm chăm sóc da lần đầu tiên vào năm 2015 bởi Delsin và cộng sự của ông [1]. Họ đã chỉ ra rằng vi tảo này có tác động tích cực đối với chức năng bảo vệ da, chống lão hóa và kiềm dầu bởi nó hoạt động như một chất tăng cường hydrate hóa (trạng thái giữ nước / cấp nước cho tế bào, giúp da được ẩm hơn) và cải thiện cấu trúc biểu bì. Điều này tiết lộ rằng việc sử dụng tảo xoắn thường xuyên dù thông qua thực phẩm, hay được bào chế ở các dạng mỹ phẩm giúp làn da căng mướt hơn một cách an toàn
2. Chống oxy hóa (Antioxidant)
Bổ sung chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa lão hóa, làm giảm nếp nhăn hay ngăn ngừa sự phá hủy collagen. Chất chống oxy hóa có hiệu quả hơn khi bổ sung bằng thực phẩm.
Tiềm năng chống oxy hóa của tảo xoắn đang nhận được sự quan tâm lớn trong giới làm đẹp. Spirulina chứa nhiều sắc tố quang hợp như chất diệp lục và đặc biệt là phycocyanin.
Phải kể đến công trình của Souza và cộng sự (2017) [3], đã phát triển công thức chống nắng rất hiệu quả và ổn định bao gồm bộ lọc tia UV và chất chống oxy hóa (có trong tảo xoắn và 1 số loại khác). Là một chất chống oxy hóa, tảo xoắn giúp giảm tình trạng tăng sắc tố da và bảo vệ da chống lại các tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra.
3. Làm sáng da (Brightening)
Tăng sắc tố da (sạm da) là nỗi sợ của nhiều người, đây là một vấn đề về thẩm mỹ. Hiện nay, các sản phẩm làm trắng đóng vai trò then chốt trong quy trình chăm sóc da chống lão hóa, vì chúng làm giảm các đốm và tình trạng rối loạn sắc tố da do tiếp xúc với tia cực tím. Quá trình tạo sắc tố bắt đầu bên trong các tế bào hắc tố (melanin) – là một loại tế bào nằm giữa các tế bào sừng ở lớp đáy của biểu bì. Tyrosinase đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sản xuất melanin. Do đó sử dụng các chất ức chế tyrosinase là chiến lược hiệu quả nhất để điều trị các rối loạn tăng sắc tố. Bên cạnh các chất ức chế như Aburtin, acid kojic, hydroquinone…., tảo xoắn được đánh giá là chất ức chế an toàn hơn và “xanh” hơn trong lĩnh vực này.
4. Hoạt tính kháng khuẩn & chữa lành vết thương
Gần đây, một nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã chế tạo nên màng sợi nano hấp thụ tảo xoắn Spirulina để đánh giá tiềm năng chữa lành vết thương của tảo xoắn [6, 7]. Họ đã sử dụng sợi nano polycaprolac – tone (PCL) làm vật liệu hỗ trợ cho quá trình tái tạo mô. PCL là loại polymer được FDA chấp thuận, nó tương thích sinh học, phân hủy sinh học tốt và được biết là có lợi cho khả năng hấp thụ oxy và kiểm soát sự bay hơi của nước, đây là những yếu tố quan trọng để tái tạo da. Chiết xuất tảo xoắn được hấp thụ trên vật liệu nano và quá trình tái tạo vết thương được đánh giá bằng cách sử dụng mô hình vết thương in vivo (thử nghiệm trên vết thương thật của động vật / người).
Hoạt động chữa lành vết thương của tảo xoắn [6, 7]
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu cho thấy màng sợi nano PCL – Spirulina giúp tái tạo vết thương và tăng cường tái tạo da, bằng cách cải thiện cơ chế chống oxy hóa chống lại các loại oxy phản ứng (ROS) của nguyên bào sợi dưới áp lực oxy hóa (Hình 2).
6. Ngừa mụn
Mụn là một rối loạn biểu bì có liên quan đến sự tăng tiết bã nhờn ở các nang lông bị biến dạng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành nên mụn. Mụn gây ảnh hưởng đến 1 số người, chủ yếu là ở tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay việc bào chế thuốc / sản phẩm trị mụn đặc biệt quan tâm sử dụng các hoạt chất từ tự nhiên. Với mục đích này (năm 2018) Nihal và cộng sự [8] đã phát triển một công thức trị mụn bôi tại chỗ bằng cách sử dụng chiết xuất tảo xoắn giàu protein phycocyanin, đặc tính kháng khuẩn và chống viêm đã được nhóm tác giả nghiên cứu. Kết quả cho thấy chiết xuất tảo xoắn thể hiện đặc tính trị mụn và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
Những năm gần đây, sản phẩm chăm sóc da cao cấp chiết xuất từ tảo xoắn / bột tảo đã có mặt trên thị trường, lĩnh vực này dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo [16].
Tảo xoắn tươi thương hiệu Lavigen với hơn 20 năm nghiên cứu bởi Viện Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ cao về Y học và Môi trường, đã được thực hiện các kiểm tra về thành phần dinh dưỡng và được công nhận là sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ISO 22000 : 2018. Vì lẽ này người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm tảo của người Việt để nâng cao chất lượng sức khỏe.
Ngoài cách dùng để uống, tảo xoắn tươi còn là một dạng mặt nạ tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe làn da, cung cấp độ ẩm, hỗ trợ chống viêm cũng như thải độc cho da mặt.
Bạn có thể liên hệ được tư vấn và mua tảo xoắn tươi tại hotline: 0708 006 001.
Tài liệu tham khảo
[1] Delsin, S. D., Mercurio, D. G., Fossa, M. M., & Maia Campos, P. M. B. G. (2015). Clinical efficacy of dermocosmetic formulations containing Spirulina extract on young and mature skin: effects on the skin hydrolipidic barrier and structural properties. Clin Pharmacol Biopharm, 4(144), 2.
[2] Ovando, C. A., Carvalho, J. C. D., Vinícius de Melo Pereira, G., Jacques, P., Soccol, V. T., & Soccol, C. R. (2018). Functional properties and health benefits of bioactive peptides derived from Spirulina: A review. Food reviews international, 34(1), 34-51.
[3] Souza, C., & Campos, P. M. M. (2017). Development and photoprotective effect of a sunscreen containing the antioxidants Spirulina and dimethylmethoxy chromanol on sun-induced skin damage. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 104, 52-64.
[4] Sahin, S. C. (2018). The potential of Arthrospira platensis extract as a tyrosinase inhibitor for pharmaceutical or cosmetic applications. South African Journal of Botany, 119, 236-243.
[5] Gunes, S., Tamburaci, S., Dalay, M. C., & Deliloglu Gurhan, I. (2017). In vitro evaluation of Spirulina platensis extract incorporated skin cream with its wound healing and antioxidant activities. Pharmaceutical biology, 55(1), 1824-1832.
[6] Jung, S. M., Min, S. K., Lee, H. C., Kwon, Y. S., Jung, M. H., & Shin, H. S. (2016). Spirulina-PCL nanofiber wound dressing to improve cutaneous wound healing by enhancing antioxidative mechanism. Journal of nanomaterials, 2016.
[7] Choi, J. I., Kim, M. S., Chung, G. Y., & Shin, H. S. (2017). Spirulina extract-impregnated alginate-PCL nanofiber wound dressing for skin regeneration. Biotechnology and Bioprocess Engineering, 22(6), 679-685.
[8] Nihal, B. A. D. D. U. R. I., Vishal Gupta, N., Gowda, D. V., & Manohar, M. (2018). Formulation and development of topical anti acne formulation of spirulina extract. Int. J. Appl. Pharm, 10, 229-233.
[9] Sukin Naturals. Available online: https://sukinnaturals.co.uk/ (accessed on 20 October 2020).
[10] Helena Rubinstein. Available online: https://www.helenarubinstein.com/int/ (accessed on 20 October 2020).
[11] Zelens. Available online: https://www.zelens.com/ (accessed on 20 October 2020).
[12] Ella Bache. Available online: https://www.ellabache.com/ (accessed on 20 October 2020).
[13] Ren Skin Care. Available online: https://www.renskincare.com/ (accessed on 20 October 2020).
[14] Sante Naturels. Available online: https://www.santenaturels.it/ (accessed on 20 October 2020).
[15] PuroBIO Cosmetics. Available online: https://purobiocosmetics.it/ (accessed on 20 October 2020).
[16] Ragusa, I., Nardone, G. N., Zanatta, S., Bertin, W., & Amadio, E. (2021). Spirulina for skin care: A bright blue future. Cosmetics, 8(1), 7.